Journey of Soul - Hành trình linh hồn

Can't read video from this source url.

Pranayama (thở dưỡng sinh)

Bạn thân mến! 

Pranayama là từ chung trong yoga để chỉ các bài tập kiểm soát và điều hòa hơi thở. Trong yoga, pranayama thường được kết hợp với các asanas như một chuỗi thực hành hoàn chỉnh hỗ trợ thân tâm. Tuy nhiên, chỉ tập riêng các bài tập pranayama cũng có thể đem đến những lợi ích rất lớn cho người thực hành.

Pranayama là gì?

Trong tiếng Phạn, “prana” có nghĩa là năng lượng của sự sống, còn “yama” có nghĩa là kiểm soát. Pranayama nghĩa là kiểm soát/điều hòa nguồn năng lượng của sự sống để từ đó giúp con người có thể vượt ra khỏi giới hạn của chính mình và có được một sức sống mạnh mẽ hơn.

Pranayama không phải là cố thở sâu. Thở sâu làm căng thẳng cơ mặt, khiến hộp sọ và da đầu cứng lại, làm căng lồng ngực và gây sức ép cho việc hít vào và thở ra. Điều này gây khó khăn cho các sợi phổi và ngực, cản trở việc thanh lọc trong khắp cơ thể. Trong khi đó, khi tập pranayama, các tế bào não và cơ mặt đều giữ nguyên trạng thái và thư giãn, việc hít vào và thở ra diễn ra nhẹ nhàng.

Pranayama bao gồm nhiều kỹ thuật thở khác nhau như:

Thở luân phiên – Nadi Shodhana

Thở bụng sâu - Kapalabhati

Thở chiến thắng - Ujjayi

Thở ong kêu – Bhramari

Thở ống thổi - Bhastrika  …

Bạn có thể tập pranayama trước hoặc sau khi thực hiện các động tác yoga; hoặc tập độc lập như một bài tập riêng biệt.

Pranayama có nhiều lợi ích đã được chứng minh với sức khỏe, bao gồm:

  1. Giảm căng thẳng

Kết quả của một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy pranayama có thể làm giảm mức độ căng thẳng ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Nguyên nhân của kết quả này được các nhà nghiên cứu suy đoán là do bài tập pranayama có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và tăng lượng oxy đưa vào cơ thể trong quá trình tập luyện. Oxy là năng lượng cho các cơ quan quan trọng, bao gồm não và dây thần kinh.

  1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tác dụng giảm căng thẳng của pranayama có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Trong các nghiên cứu lâm sàng, kỹ thuật Bhramari pranayama đã được chứng minh là có thể làm chậm nhịp thở và nhịp tim khi thực hành trong 5 phút. Điều này giúp làm dịu cơ thể để bạn dễ đi vào giấc ngủ.

  1. Tăng khả năng tập trung

Trong một nghiên cứu năm 2017, những thiền sinh tập pranayama sẽ điều chỉnh cảm xúc tốt hơn những người không tập. Nguyên nhân là do các bài tập pranayama có thể giúp loại bỏ carbon dioxide và tăng nồng độ oxy nhằm cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các tế bào não. Điều này có thể góp phần cải thiện và tăng cường sự tập trung.

  1. Điều hòa huyết áp

Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ. Căng thẳng là nguyên nhân chính gây huyết áp cao. Pranayama có thể điều hòa huyết áp bằng cách tạo sự thư giãn cho cơ thể. Nguyên nhân của kết quả này được tác giả lý giải là do việc tập trung vào hơi thở có thể làm dịu hệ thần kinh. Điều này giúp giảm phản ứng căng thẳng và giảm nguy cơ tăng huyết áp.

  1. Cải thiện chức năng của phổi

Pranayama là bài tập có thể tăng cường chức năng của phổi. Một nghiên cứu năm 2019 đã khẳng định rằng tập pranayama 1 giờ mỗi ngày trong 6 tuần có thể tác động đáng kể đến chức năng phổi. Không những vậy, kỹ thuật này còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến phổi như:Hen suyễn; Viêm phế quản dị ứng; Viêm phổi và bệnh lao

  1. Tăng cường chức năng não

Ngoài việc có lợi cho phổi, pranayama cũng giúp tăng cường chức năng của não. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy rằng tập pranayama trong 12 tuần có thể cải thiện trí nhớ, tính linh hoạt và kỹ năng lập luận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy pranayama còn làm tăng hiệu suất vận động của các giác quan bằng cách cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các tế bào não.

Trong chương trình Pranayama trên Life School, chúng tôi xin giới thiệu các chuỗi thở sau:

  1. Chuỗi thở Thanh lọc sâu cấp độ 1
  2. Chuỗi thở Cân bằng tâm trí
  3. Chuỗi thở Giảm căng thẳng, ổn định cảm xúc
  4. Chuỗi thở Điều hòa cho người tim mạch/ huyết áp
  5. Chuỗi thở Thanh lọc sâu cấp độ 2

 *Lưu ý:

- Các bạn chọn 1 chuỗi thở thích hợp với mình - tập kỹ trong vòng ít nhất 1 tháng trước khi chuyển sang bài thở khác. 

- Các bạn xem video và tập vài lần để ghi nhớ, sau đó tự mình tập không cần nhìn video. Trong khi tập, chú ý khối lượng hơi thở tùy theo sức của mình. Tăng khối lượng dần dần, không ép mình tập quá căng ngay lập tức sẽ hại nhiều hơn lợi. 

Mời bạn bấm vào box dưới đây để tham gia khóa thực hành Pranayama.

Bài viết liên quan

Đích đến và trái quả video 2

Mời bạn cùng theo dõi video

video đích đến và trái quả 2 26.8

Trí tuệ Trái tim Bạn thân mến,Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu…

Cùng con quản lý gia đình

Gia đình là thành tố cơ bản của xã hội. Mỗi đứa trẻ đều lớn lên trong gia đình và sau này…